1. CƠ SỞ THỰC HIỆN

1.1 Mục đích, phạm vi áp dụng:

  1. Mục đích:
  • Quy định thống nhất quy trình, thủ tục việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mở rộng các công trình nhà cửa - vật kiến trúc, hệ thống điện - nước - điện thoại, cảnh quan môi trường theo đúng các quy định hiện hành tại Trường Đại học Cần Thơ nhằm giải quyết công việc nhanh chóng, kịp thời nhu cầu của đơn vị, đảm bảo mục tiêu công bằng, minh bạch, an toàn, tiết kiệm và hiệu quả.
  • Đơn vị và cá nhân trong Trường phải tuân thủ đầy đủ nội dung quy trình công việc, thực hiện nhanh chóng, kịp thời đảm bảo hiệu quả công việc và tiến độ thực hiện.
  1. Phạm vi áp dụng:

Quy trình này áp dụng đối với các đơn vị thuộc Trường Đại học Cần Thơ khi thực hiện sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mở rộng các công trình nhà cửa - vật kiến trúc, hệ thống điện - nước - điện thoại, cảnh quan môi trường và gói thầu có giá trị nhỏ hơn một tỷ đồng.

1.2 Văn bản áp dụng:

- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Quốc hội;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội;

- Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 ngày 11 năm 2013 của Quốc hội;

- Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;

- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng;

- Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước;

- Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 3 năm 2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Thông tư số 09/2016/TT-BXD ngày 20 tháng 3 năm 2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình;

- Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT ngày 26 tháng 10 năm 2015 của Bộ Kế hoạch Đầu tư quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

- Thông tư số 11/2015/TT-BKHĐT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ Kế hoạch Đầu tư Quy định chi tiết lập hồ sơ yêu cầu đối với chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh;

- Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29 tháng 3 năm 2016 về việc quy định chi tiết việc sử dụng vốn Nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị thuộc sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

1.3 Giải thích từ ngữ, từ viết tắt:

- CĐTQTTT: Chỉ định thầu quy trình thông thường;

- CĐTQTRG: Chỉ định thầu quy trình rút gọn;

- TTH: Tự thực hiện;

- BCKTKT: Báo cáo kinh tế kỹ thuật;

- HSYC: Hồ sơ yêu cầu;

- YCBG: Yêu cầu báo giá;

- HSĐX: Hồ sơ đề xuất;

- HSBG: Hồ sơ báo giá;

- BGH: Ban Giám hiệu;

- P.QTTB: Phòng Quản trị - Thiết bị.

  1. NỘI DUNG QUY TRÌNH

2.1. Nội dung sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mở rộng các công trình nhà cửa - vật kiến trúc, hệ thống điện - nước - điện thoại, cảnh quan môi trường từ tất cả các nguồn vốn; nguồn kinh phí quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp Trường (P.QTTB tham mưu sử dụng), nguồn kinh phí thường xuyên của đơn vị có giá trị  ³ 20 triệu đồng/công trình.

Bước 1: Trên cơ sở kinh phí được phân giao đầu năm các đơn vị lập kế hoạch sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mở rộng các công trình nhà cửa - vật kiến trúc, hệ thống điện - nước - điện thoại, cảnh quan môi trường do đơn vị quản lý sử dụng hoặc văn bản đề nghị do phát sinh đột xuất, cấp bách gửi P.QTTB; P.QTTB lập kế hoạch đối với các công trình công cộng.

Bước 2: Chuyên viên P.QTTB kiểm tra sơ bộ tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu đơn vị bổ sung. Sau đó, đơn vị sử dụng phối hợp cùng P.QTTB mời nhà thầu (công ty, doanh nghiệp có đủ tư cách pháp, năng lực và uy tín) khảo sát lập BCKTKT hoặc dự toán công trình hoặc hạng mục công trình cần cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, mở rộng. P.QTTB trình BGH phương án thực hiện (BCKTKT). Sau khi BGH chấp thuận, P.QTTB thuê tư vấn thẩm tra BCKTKT đối với gói thầu có giá trị ≥ 200 triệu đồng. Đối với gói thầu đơn giản, có giá trị < 200 triệu P.QTTB tự kiểm tra về hình thức, khối lượng, đơn giá, định mức xây dựng đúng theo quy định.  

Bước 3: P.QTTB trình BGH ký quyết định phê duyệt BCKTKT hoặc dự toán và kế hoạch lựa chọn nhà thầu hoặc phương án thực hiện (đối với gói thầu TTH). P.QTTB lập HSYC hoặc YCBG hoặc dự thảo hợp đồng (đối với CĐTQTRG). P.QTTB trình BGH ký quyết định phê duyệt HSYC hoặc YCBG, quyết định thành lập Tổ chuyên gia.  

Bước 4: P.QTTB phát hành HSYC hoặc YCBG hoặc dự thảo hợp đồng (đối với CĐTQTRG) cho nhà thầu có đủ tư cách pháp nhân, năng lực và uy tín thực hiện gói thầu. Giải thích, làm rõ HSYC hay YCBG nếu nhà thầu yêu cầu. Sau đó nhà thầu chuẩn bị HSĐX, YCBG để gửi cho P.QTTB đúng hạn. 

Bước 5:

- Phòng QTTB tiếp nhận HSĐX, hoặc HSBG của nhà thầu, sau đó xem xét đánh giá HSĐX hoặc HSBG. Báo cáo kết quả đánh giá HSĐX hoặc HSBG cho BGH. P.QTTB mời nhà thầu đến thương thảo, làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung các nội dung thông tin của HSĐX, HSBG (nếu có).

- Nếu không lựa chọn được nhà thầu (do giá đề nghị trúng thầu vượt giá gói thầu đã được phê duyệt hoặc HSĐX, HSBG không đáp ứng yêu cầu của HSYC, YCBG) thì thực hiện trở lại từ Bước 3.

Bước 6:

- P.QTTB tiến hành thương thảo hợp đồng với nhà thầu trúng thầu hoặc thỏa thuận giao việc (đối với gói thầu TTH). Thẩm định và báo cáo BGH kết quả lựa chọn nhà thầu, trình BGH ký quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc phê duyệt đơn vị thực hiện (đối với gói thầu TTH). Thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu cho các nhà thầu tham gia dự thầu.

- Thuê tư vấn giám sát đối với những công trình phức tạp (cầu, đường, cống, …). Đối với những công trình sửa chữa, cải tạo đơn giản thì P.QTTB phối hợp với đơn vị sử dụng giám sát quá trình thực hiện.

Bước 7:

- Phòng QTTB hoàn thiện hợp đồng và trình BGH ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng thầu và nhà thầu tư vấn giám sát (nếu có), ký quyết định thành lập Tổ giám sát (đối với gói thầu TTH).

- P.QTTB tiến hành làm thủ tục tạm ứng cho nhà thầu (nếu có).

- P.QTTB, đơn vị sử dụng, tư vấn giám sát (nếu có) hoặc tổ giám sát (nếu có), tư vấn thiết kế (nếu có) thực hiện giám sát trong suốt quá trình thi công công trình.

- P.QTTB, đơn vị sử dụng, tư vấn giám (nếu có) hoặc tổ giám sát (nếu có), tư vấn thiết kế (nếu có), nhà thầu thi công kiểm tra chất lượng, khối lượng, bản vẽ thi công và ký tên vào hồ sơ nghiệm thu sau khi công trình hoàn thành.

Bước 8:

- P.QTTB lập hồ sơ thanh toán hợp đồng với nhà thầu thi công và thanh toán các chi phí khác trong quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định như: Lập và thẩm định HSYC; đánh giá HSĐX; thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu; thẩm tra bản vẽ và dự toán; tư vấn giám sát,…

- P.QTTB trình BGH, Phòng Tài vụ hồ sơ thanh lý hợp đồng với các nhà thầu.

- Nhà thầu thi công thực hiện bảo lãnh bảo hành (nếu có).

2.2. Nội dung sửa chữa, cải tạo nhỏ các công trình nhà cửa - vật kiến trúc, hệ thống điện - nước - điện thoại, cảnh quan môi trường do các đơn vị trực thuộc Trường thực hiện từ nguồn kinh phí thường xuyên của đơn vị có giá trị dưới 20 triệu đồng.     

Bước 1: Trên cơ sở kinh phí thường xuyên được phân giao hàng năm, các Bộ môn, tổ chuyên môn thuộc đơn vị trực thuộc Trường lập kế hoạch sửa chữa, cải tạo nhỏ các công trình nhà cửa - vật kiến trúc, hệ thống điện - nước - điện thoại, cảnh quan môi trường do đơn vị quản lý sử dụng hoặc văn bản đề nghị do phát sinh đột xuất, cấp bách gửi trợ lý tài sản đơn vị.

Bước 2: Trợ lý tài sản đơn vị kiểm tra sơ bộ tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu Bộ môn, tổ chuyên môn bổ sung. Sau khi được thủ trưởng đơn vị (hoặc phó thủ trưởng được phân công) phê duyệt, trợ lý tài sản đơn vị phối hợp cùng Bộ môn, tổ chuyên môn mời nhà thầu (công ty, doanh nghiệp có đủ tư cách pháp nhân, năng lực và uy tín) khảo sát lập phương án thực hiện và dự toán hoặc báo giá. Trợ lý tài sản đơn vị trình thủ trưởng ký phê duyệt Thiết Kế - Dự Toán hoặc hồ sơ báo giá. Trình thủ trưởng ký dự toán kinh phí thực hiện theo mẫu 01/TV-TT của Phòng Tài vụ.

* Trường hợp hạng mục cần sửa chữa, cải tạo ảnh hưởng đến kết cấu, công năng sử dụng hoặc mỹ quan chung thì liên hệ P.QTTB để được tư vấn hoặc cùng phối hợp trong quá trình khảo sát lập Thiết kế - Dự toán.

Bước 3:

- Sau khi thủ trưởng đơn vị phê duyệt Thiết kế - Dự toán hoặc hồ sơ báo giá, và dự toán kinh phí thực hiện, trợ lý tài sản đơn vị tiến hành thương thảo hợp đồng với nhà thầu có đủ tư cách pháp nhân, năng lực và uy tín thực hiện gói thầu và trình thủ trưởng đơn vị ký kết hợp đồng theo quy định.

- Đơn vị tự thực hiện giám sát việc thi công trong suốt quá trình thi công.

- Đơn vị và nhà thầu tiến hành xác định khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng và ký hồ sơ nghiệm thu hoàn thành công trình.

 Bước 4: Đơn vị lập hồ sơ thanh toán hợp đồng theo đúng quy định và tiến hành thanh lý hợp đồng với nhà thầu. Nộp bộ hồ sơ thanh toán đến Phòng Tài vụ để được làm thủ tục chuyển tiền cho nhà thầu./.

GHI CHÚ:

- Đơn vị có thể tự tìm công ty, doanh nghiệp sửa chữa có tư cách pháp nhân, năng lực và uy tín hoặc liên hệ P.QTTB để được giới thiệu các công ty, doanh nghiệp có liên quan. P.QTTB có trách nhiệm cung cấp khung giá vật tư và nhân công có liên quan cho các đơn vị và Phòng Tài vụ để việc thanh toán được thống nhất.

- Các công việc sửa chữa làm thay đổi kết cấu công trình, công năng sử dụng hoặc ảnh hưởng đến mỹ quan chung thì liên hệ Phòng QTTB để được tư vấn.

Thông báo

Số lượt truy cập

833190
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tất cả
18
1221
3674
833190

PHÒNG QUẢN TRỊ - THIẾT BỊ

Địa chỉ: Lầu 2, Nhà Điều hành, Khu II Trường Đại học Cần Thơ
Số điện thoại: 0292 3830262
Email: pqttb@ctu.edu.vn